Kiểu chữ U
Bếp kiểu chữ U phổ biến trong các khu chung cư có diện tích tương đối lớn, có thể bố trí 3 mặt tủ trong phòng bếp. Thông thường, với thiết kế này, từng mặt tủ sẽ được sử dụng với các chức năng khác nhau: Mặt chính là khu bếp đun, mặt cạnh 2 là nơi chế biến và sắp đồ ăn, mặt nhỏ nhất (chính giữa) để khu bồn rửa.
Thiết kế này được ưa chuộng bởi không gian thoáng đãng, di chuyển dễ dàng khi nấu bếp và đặc biệt là phân tách được khu bếp rửa với khu nấu và đồ ăn chín.


Kiểu chữ L
Bếp kiểu chữ L cũng rất phổ biến tại Việt Nam bởi khả năng bố trí linh hoạt, phù hợp với cả những gian bếp có diện tích vừa phải. Đặc điểm của thiết kế nhà bếp hình chữ L là phải có 2 bức tường liền kề nhau.
Bếp chữ L thoáng, nhiều không gian để sắp sếp dụng cụ nhà bếp mà vẫn rất thuận lợi trong việc di chuyển.


Kiểu Galley
Kiểu Galley hay kiểu tủ bếp song song là dạng nhà bếp có hai mặt tường và hành lang ở giữa. Với kiểu thiết kế này, bồn rửa và khu chuẩn bị đồ ăn được đặt về một phía, phía còn lại sẽ là khu nấu và lò vi sóng…
Với nhiều gian bếp hạn chế về diện tích, kiểu bếp Galley đôi khi hơi “bành trướng” quá mức, bạn nên chọn các loại tủ có màu sắc sáng, vân gỗ sáng để tránh cảm giác chật chội.



Kiểu ốc đảo
Thiết kế nhà bếp kiểu ốc đảo thường phổ biến ở nước ngoài nhưng cũng xuất hiện khá nhiều tại các căn hộ diện tích lớn như nhà phố, biệt thự, penhouse tại Việt Nam. Đảo bếp ở trung tâm bếp là nơi chuẩn bị đồ ăn, cũng có thể sử dụng như bàn ăn phụ. Điểm thú vị của nhà bếp kiểu ốc đảo là cảm giác quây quần khi thành viên trong gia đình cùng có thể tham gia, nhìn ngắm hay đơn giản là trò chuyện trong lúc chuẩn bị bữa ăn.
Phần tủ của đảo bếp được tận dụng làm nơi chứa vật dụng nhà bếp, giúp phòng bếp gọn gàng mà không cần quá nhiều tủ bếp trên cao.


XEM THÊM: Thiết kế phòng khách